Trong y học cổ truyền, muối có đặc tính hàn, không độc,
có tác dụng làm mát, thông tiện, giải độc, sát khuẩn, sát trùng cho những vết
thương. Muối được vận dụng để sao chế nhằm tăng hiệu quả vị thuốc. Chất Sodium
trong muối là một trong những nhân tố cơ bản để điều hòa các chất dinh dưỡng
trong cơ thể con người.
Đá muối Himalaya có công năng hơn nhiều so với
muối ăn bình thường hay muối biển, vì nó chứa tới 84 khoáng chất và vi lượng cần
thiết cho cơ thể, ngoài ra nó còn đảm bảo độ tinh khiết, không bị ô nhiễm bởi
tác động của các yếu tố gây ô nhiễm do nó nằm sâu trong dãy núi Himalaya từ 250
triệu năm. Bạn vẫn có thể sử
dụng
các sản phẩm muối biển để chữa bệnh. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một
số cách chữa bệnh thông dụng bằng đá muối Himalaya.
Chảy
máu chân răng, bệnh hôi miệng: Sáng và tối dùng
bột muối đánh răng, ngậm và súc nước muỗi loãng.
Đau
khớp: Người bệnh đau nhức khớp hay viêm khớp do
phong thấp dùng muối hột 1 kg, rang nóng, bọc trong túi vải, ủ đắp tại chỗ, mỗi
tối một lần, thực hiện trong 30 phút, 7 ngày là một liệu trình.
Chữa
bệnh viêm họng: Hai muỗng canh muối pha với 100 ml
nước hơi ấm, súc miệng và khò trong cổ họng từ 5 – 7 lần/ngày.
Làm
tan phù mắt: Dùng một muỗng muối hòa tan trong
600 ml nước nóng, dùng bông thấm nước muối, đắp lên mắt, giúp chống sưng phù mắt.
Chảy
nước mắt sống: Chỉ dùng muối tinh luyện một ít chấm
vào góc mắt (phía sóng mũi), rồi dùng nước lạnh rửa sạch, thực hiện vài lần sẽ
khỏi.
Đau
răng do phong nhiệt: Cành hòe nấu lên cho vào ít muối,
ngậm và súc miệng. Cành hòe nấu lấy hai bát nước, cho vào 500g muối, nấu cho
khô cạn, nghiền thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau; dùng nước muối đặc
súc miệng.
Hay
bị táo bón: Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi đói
hãy uống một chén nước muối nhạt.
Đau
chân: Muối ăn, rễ cây cà, lượng bằng nhau, nấu sôi
lên rồi rửa chân, hoặc nước muối nấu ấm lên hằng tối ngâm chân.
Viêm
túi chân lông: Hằng ngày lấy ít muối tinh xát vào
chỗ đau.
Đau
phong thấp cơ và khớp: muối ăn 500g, tiểu hồi
hương 125g, sao nóng lên bọc vải đắp vào chỗ đau, lạnh lại sao nóng đắp, ngày 2
lần.
Ong,
bò cạp, côn trùng cắn: Dùng nước muối thoa tại chỗ,
giúp giảm đau, tiêu sưng
Trĩ,
nứt hậu môn: Dùng ít muối pha với nước nóng, ngồi
ngâm
Cảm
mạo do lạnh: Gừng tươi giã nhuyễn, rang nóng với
muối, chứa trong túi vải, đắp lên trán.
Chảy
máu cam: Muối 5 g, giấm 200 ml, nước chín nguội
300 ml. Cho muối tan trong nước để uống, cách 3 phút sau uống giấm, sáng tối thực
hiện một lần tương tự như vậy, dùng liên tục 7 ngày.
Nổi
mề đay: Muối hột 40 g, cho muối tan trong 100 ml nước
nóng, nhiệt độ nước tùy sự chịu đựng của từng người. Trước tiên làm sạch da tại
chỗ, sau đó mới dùng nước muối này để chà rửa, chà rửa với số lần càng nhiều,
hiệu quả càng cao.
Đau
đầu, sổ mũi: Đầu hành 250 g, cắt nhuyễn, cùng
muối cho vào chảo rang nóng, bọc trong túi vải, đắp nóng trên trán.
Mất
nước do say nắng: Ngày nắng nóng sau khi vã mồ hôi mất
nhiều nước, dùng gừng tươi 3 lát, muối 5 g, trà xanh 5 g, sắc uống.
Chữa
bệnh ù tai: Muối ăn cho vào túi vải, hơ lửa vừa
nóng, sau đó áp quanh vùng tai bị ù. Mỗi lần áp vào khoảng 10 phút, liên tiếp
trong nhiều ngày, sẽ lành bệnh.
Trị
hôi nách: Muối rang nóng, cho vào vải bọc kín, chà vào
nách đến khi nguội, ngày làm 2 lần, kiên trì trong thời gian chừng nửa tháng sẽ
hết mùi hôi. Hoặc có thể rắc một chút muối tinh vào chậu quần áo hoặc máy giặt
để “khử mùi” do mồ hôi để lại trên quần áo.
Chữa
bệnh hôi chân: có thể rắc trực tiếp một chút muối
tinh vào trong giầy. Muối sẽ hút hết các “mùi” khó chịu và ngăn chặn vi khuẩn sinh
sôi, nảy nở trong lòng giầy luôn nóng ẩm. Hoặc massage chân mỗi ngày bằng đá muối
Himalaya.
Cách
trị bệnh tê thấp: trước giờ đi ngủ, dùng muối ăn xát
lên chỗ đau nhức, xoa liên tục cho đến khi lành bệnh.
Đau
bụng do lạnh: Muối 250 g rang cho nóng, bọc vào
túi vải chườm vùng bụng. Mỗi lần chườm 10 phút, ngày 3 lần, có tác dụng giảm
đau và làm ấm bụng.
Đầy
bụng: Khi ăn nhiều thịt dẫn đến đầy bụng bất ổn,
dùng muối đánh răng, súc miệng với nước ấm sẽ khỏi.
Giảm
thiểu tóc rụng: Khi gội đầu, pha một ít muối vào
nước.
Khi
bị ngộ độc thức ăn: Lấy một muỗng canh muối pha với
100 ml nước, cho bệnh nhân uống 1 – 2 lần, sau đó dùng ngón tay ngoáy vào họng,
để người bệnh ói hết các thức ăn có trong dạ dày. Khi ói xong, tùy theo mức độ
nặng nhẹ, tiếp tục chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.
Trị
bỏng nước sôi: Lấy một ít muối tinh hòa với dầu
mè bôi lên vết bỏng, sẽ làm cho vết bỏng mát dịu, giảm sưng, khô da, không bị
phỏng nước. Bôi thường xuyên trong một tuần (từ 2 – 3 lần/ngày), vết bỏng sẽ
lành.
Bị
u đầu, sưng trán hoặc làm cơ thể bầm tím: Lấy một
thìa muối ăn pha trộn với dầu khuynh diệp, đắp lên vết đau, mỗi này 2 lần sẽ
tan nhanh máu bầm.
Tất cả sản phẩm đá muối Himalaya
Các
bài viết về đá muối Himalaya
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét