Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Cách kiểm tra bức xạ gây ung thư của điện thoại



Cách kiểm tra bức xạ gây ung thư của điện thoại

Cuối tháng 5/2011, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố điện thoại di động vào nhóm các tác nhân có thể gây ung thư, cụ thể là sóng điện thoại có ảnh hưởng đến não khiến người dùng không khỏi giật mình. Câu hỏi được đặt ra, mức độ phát xạ từ chú “dế” của bạn có nằm trong danh sách này?
Mặc dù kết kết luận của WHO đưa ra vẫn còn gây nhiều tranh cãi, song trên thực tế, các nhà khoa học cũng đồng tình rằng, mức độ bức xạ điện thoại cao thấp có ảnh hưởng khá lớn tới sức khoẻ người dùng.
Tỷ lệ bức xạ điện thoại, gọi là SAR (specific absorption rate) của các sản phẩm phải luôn được kiểm tra trước khi sản phẩm đó được tung ra thị trường, tới tay người sử dụng. SAR được đo bằng chỉ số watt/kilogram.
SAR không được phép cao hơn 1,6 w/kg và các nhà sản xuất phải xuất giấy chứng nhận từ một phòng thí nghiệm độc lập chứng tỏ rằng sản phẩm của họ nằm trong giới hạn an toàn cho phép.
Hãy đối chiếu 20 mẫu điện thoại có mức độ bức xạ cao nhất hiện nay được đăng tải trên trang công nghệ CNet đang có mặt trên thị trường để xem “dế” của bạn có nằm trong danh sách này không nhé. Còn nếu ai chưa mua, thì cũng nên tránh 20 “dế” này để không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ.

STT
Mẫu điện thoại
SAR (w/kg)
1
Motorola Bravo
1,59
2
Motorola Droid 2 Global
1,58
3
Sony Ericsson Satio (Idou)
1,56
4
Sony Ericsson XperiaX10 Mini Pro
1,55
5
Kyocera Jax S1300
1,55
6
Motorola i335
1,53
7
Nokia Astound
1,53
8
Motorola Defy
1,52
9
Motorola Grasp
1,52
10
ZTE Salute
1,52
11
LG Rumor 2
1,51
12
Motorola Droid
1,49
13
Sanyo Vero
1,49
14
Motorola Droid 2
1,49
15
HTC Desire
1,48
16
LG Chocolate Touch
1,47
17
Motorola Atrix 4G
1,47
18
Kyocera Wild Card M100
1,46
19
Kyocera X-tc
1,45
20
Motorola i576
1,45

Với danh sách được công bố này, có thể thấy đây hầu hết là các dòng điện thoại cao cấp, smartphone. Trong đó, thương hiệu Motorola “đóng góp” tới 9/20 “dế”.
Vậy còn những “dế” tầm trung hiện đang có nhiều người dùng thì sao? Sau đây là một số điện thoại của các hãng có mức độ bức xạ khá lớn, trong quá trình sử dụng người dùng cần có biện pháp để tránh tiếp xúc trực tiếp lâu.
Nokia: 2320 (1,47); 2600 (1,43); 1680 (1,39); 5700 Xpress Music (1,33); 1661 (1,31); 5800 Navigation Edition (1,29); 3711 (1,28); 5310 Xpress Music (1,25)…
HTC: SMT5800 (1,49); Desire (1,48); Droid Incredible (1,4); Droid Incredible (1,29)…
LG: Apex (1,38); Ally (1,36);AX 275 (1,34); enV2 (1,34); enV3 (1,34); Accolade (1,27); Chocolate 3 VX8560 (1,26)…
Motorola: C168i (1,44); Droid X (1,43); Citrus (1,39); Droid Pro (1,39); Backflip (1,37); Clliq XT (1,36);
BlackBerry: BlackBerry 8830 (Sprint) (1,46); BlackBerry (verizon wireless) (1,46); BlackBerry Bold 9650 (US Cellular) (1,43); BlackBerry Bold 9650 verizon (1,43); BlackBerry Bold 9700 (1,37); BlackBerry Curve 8530 (MetroPCS) (1,31); BlackBerry Curve 8530 (Verizon wireless) (1,31); BlackBerry Curve 8530 (Virgin Mobile) (1,31);BlackBerry 8820 (AT&T) (1,28); BlackBerry 8820 (T-mobile) (1,28); …
Samsung: Comeback SGH-T559 (1,35); Epix (1,3)…
SonyEricsson: TM506 (1,43); Xperia X10 (1,43); Z750a (1,42); W300i (1,42); Vivaz (1,38); Z710i (1,36); C902 (1,32); W5801 (1,26)…


www.leuxonghoi.net  Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét